Các nhà giao dịch thường sử dụng biểu đồ nến cho giao dịch hàng ngày vì chúng thường mang lại cảm giác trực quan về giá. Biểu đồ nến thường có nhiều đặc điểm rất khác so với biểu đồ thanh bar. Để nhận ra sự khác biệt này và có cách đọc biểu đồ nến thì đối với các trader có kinh nghiệm lâu năm là một việc tương đối dễ dàng, thế còn đối với các newbie mới vào nghề thì như thế nào ? Chắc hẳn là một khung cảnh bế tắc khi mới tiếp xúc với biểu đồ, và nhìn chúng như một ma trận không có điểm mấu chốt. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp các trader hiểu được các thành phần chính của một cây nến trong biểu đồ và cách hoạt động của chúng, từ đó có cơ sở để áp dụng phân tích một biểu đồ hình nến tổng quát vào chiến lược giao dịch của chính mình.
Biểu đồ hình nến là gì?
Biểu đồ hình nến hiểu đơn giản là một biểu đồ gồm các mẫu hình nến riêng lẻ mà các nhà giao dịch dùng để phân tích và hiểu về hành động giá đi của thị trường. Hành động giá của mẫu hình nến liên quan đến việc xác định vị trí giá mở cửa và giá đóng cửa kết thúc một phiên giao dịch trong một khoảng thời gian, cũng như xác định các mức cao và thấp của giá trong một khoảng thời gian cụ thể.
Hành động giá có thể giúp các trader trong giao dịch tài chính nói chung và giao dịch forex nói riêng những căn cứ cơ bản về xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường. Ví dụ, một nhóm các cây nến riêng lẻ tạo thành mô hình nến trong biểu đồ forex sẽ chỉ ra được xu hướng tăng hoặc giảm của biểu đồ đồng thời cho thấy được biểu đồ đó có tiếp tục theo xu hướng đó không. Mỗi một cây nến hình thành riêng lẻ cũng giúp trader nhận biết được cách vào lệnh BUY hoặc SELL trong khi giao dịch
Khoảng thời gian mà mỗi cây nến mô tả phụ thuộc vào khung thời gian mà nhà giao dịch đã chọn. Khung thời gian phổ biến là khung thời gian hàng ngày – daily (D1), do đó mỗi một cây nến sẽ mô tả giá mở cửa, đóng cửa và mức cao hoặc thấp của giá trong ngày. Các thành phần khác của nên có thể giúp bạn dự báo được hành động giá có thể đi đến đâu, ví du nếu nến đóng cửa thấp hơn nhiều so với giá mở cửa thì có thể nó cho thấy gía của các cây nến tiếp theo sẽ giảm thêm
Xem thêm: Trader chuyên nghiệp trade với tần suất như thế nào?
Cấu trúc một cây nến trên biểu đồ hình nến
Hình ảnh bên dưới thể hiện cấu trúc một cây nến cơ bản. Có ba thành phần cụ thể trên một cây nến để tạo thành giá nến gồm: đầu nến – lúc nến mở cửa, chân nến – lúc nến đóng cửa và râu nến hay còn gọi là bóng nến. Hai thành phần đầu tiên cần xác định là giá mở cửa (đầu nến) và giá đóng cửa (chân nến) của một cây nến. Hai điểm này là thành phần tạo nên một thân nến có thời điểm bắt đầu mở giá nến và đóng giá nến trong một khoảng thời gian đã chọn. Mỗi cây nến thể hiện sự di chuyển của hành động giá trong một khoảng thời gian nhất định mà bạn lựa chọn khung giờ khi xem biểu đồ. Nếu bạn xem biểu đồ ở khung giờ hàng ngày D1 (daily), thì mỗi cây nến lẻ sẽ thể hiện giá mở cửa mở, giá đóng cửa, râu nến trên hoặc dưới thân nến của ngày đó

Đặc điểm chi tiết về biểu đồ nến nhật
Giá mở cửa (Open price) – Đầu nến
Giá mở cửa là giá bắt đầu mở ra một giá cây nến mới mô tả mức giá đầu tiên được giao dịch. Nếu giá có xu hướng bắt đầu theo hướng tăng thì nến sẽ chuyển sang màu xanh lá cây hoặc màu xanh lam đậm hoặc màu đen (tuỳ theo sự cài đặt màu sắc cho biểu đồ nến). Nếu nến có xu hướng giá giảm thì màu cây nến sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng.
Nến giá cao (High price)
Phần trên cùng của râu nến hay còn gọi là bóng nến thể hiện cho các trader biết là mức giá cao nhất được giao dịch trong khoảng thời gian giao dịch của thị trường. Nếu không xuất hiện râu nến hoặc bóng nến ở đầu phía trên cùng thì đồng nghĩa với việc là giá mở cửa hoặc giá đóng cửa là giá cao nhất được giao dịch trong thời gian đó.
Nến giá thấp (Low price)
Nến thể hiện giá thấp nhất được giao dịch là giá ở dưới cùng của râu nến hoặc bóng nến và nếu không có râu nến và bóng nến nằm ở dưới thân cây nến thì giá thấp nhất được giao dịch tương tự với giá đóng cửa hoặc giá mở cửa trong một nến tăng.
Giá đóng cửa (Close price) – Chân nến
Giá đóng cửa là giá cuối cùng được giao dịch trong suốt giai đoạn kỳ hình thành nến. Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa nến chuyển sang màu đỏ hoặc trắng thể hiện xu hướng giá giảm màu của nến được mặc định trong suốt biểu đồ nến. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa là nến thể hiện xu hướng tăng và nến sẽ có màu xanh lá cây hoặc màu xanh lam hoặc đen (tuỳ thuộc vào phần cài đặt màu của biểu đồ nến).
Râu nến hoặc Bóng nến (wick)
Một trong những yếu tố quan trọng của cây nến là râu nến hay còn gọi là bóng nến. Đây là thành phần quan trọng vì nó thể hiện mức giá tột cùng trong một khoảng thời gian cụ thể của biểu đồ. Râu nến có thể xác định được hành động giá nhanh hơn phần phần thân nến vì chúng mỏng hơn thân nến rất nhiều. Đây là điểm thể hiện sức mạnh của một cây nến rõ ràng nhất. Nến có thể giúp các trader theo dõi hành động giá di chuyển của thị trường và giúp các nhà đầu tư hạn chế vào lệnh khi giá đóng của chạm vào đỉnh râu nến.
Xu hướng của giá
Hướng của giá được thể hiện bằng màu của nến. Nếu giá đóng cửa của nến cao hơn giá mở cửa của nến thì nến có xu hướng tăng và hành động giá đi lên và nến sẽ có màu xanh hoặc đen (tuỳ vào sự cài đặt màu nến). Ngược lại nếu nến có xu hướng giảm là giá đóng cửa ở dưới mức giá mở cửa và nến sẽ chuyển màu đỏ hoặc trắng.
Biên hoặc phạm vi giá nến
Sự khác nhau giữa nến giá cao và giá thấp là phạm vi giá của nến. Bạn có thể tính được phần này bằng cách lấy giá trên cùng của râu nến khi giá đóng hoặc mở cửa trừ cho giá ở dưới cùng của râu nến lúc giá mở hơạc đóng cửa. Công thức là: Phạm vi giá = điểm giá cao nhất – điểm giá thấp nhất.
Sử dụng kiến thức này về nến và những đặc điểm được chỉ ra của biểu đồ nến, các nhà đầu tư thường giao dịch với biểu đồ bằng cách kết hợp với các phương pháp kĩ thuật khác để hỗ trợ cho giao dịch mình chắc chắn hơn với các phương pháp phân tích kĩ thuật theo đường xu hướng, mô hình giá và sóng Elliot.
Sự khác nhau giữa biểu đồ thanh bar và biểu đồ nến
Theo ví dụ về hình bên dưới, biểu đồ nến mang lại ưu điểm vượt trội khác hẳn với biểu đồ thanh bar. Biểu đồ thanh bar không trực quan và rõ ràng so với biểu đồ nến hoặc mô hình giá. Ngoài ra, các thanh trên biểu đồ thanh bar khiến cho người dùng khó hình dung được giá đang di chuyển theo xu hướng nào vì người dùng khó nhận ra được giá đóng và giá mở cửa của nến.

Cách đọc biểu đồ nến chính xác nhất cho trader
Thông thường, có khá nhiều cách để người dùng đọc và sử dụng biểu đồ nến. Phân tích biểu đồ nến phụ thuộc vào chiến lược giao dịch và cách chọn khung giờ giao dịch của từng trader. Một số chiến lược thì các trader lại tận dụng phân tích cách hình thành nến để vào lệnh và cắt lệnh khi giao dịch, nhưng có một số khác lại giao dịch theo hướng tổng quan bằng các nhìn nhận vào mô hình giá.
Xem thêm: Có một tầm nhìn giao dịch chủ quan hơn với Pivot Point
Cách phân tích sự hình thành biểu đồ hình nến từ nến đơn
Mỗi một cây nến đơn đều cung cấp nhiều thông tin chi tiết về tâm lý thị trường ngay thời điểm đó. Các mẫu nến như nến búa (hammer), nến hình ngôi sao băng (shooting star), nến người treo (hanging man) đều chỉ ra những dấu hiệu về hành động giá đang di chuyển và thay đổi như thế nào cũng như khả năng giá thị trường có thể đi theo xu hướng.
Như bạn có thể thấy từ hình ảnh vis dụ bên dưới, sự hình thành nến Hammer đôi khi chỉ ra sự đảo chiều trong xu hướng. Sự hình thành của nến búa có râu dài hơn nằm ở phía dưới so với phần thân nến nhỏ. Giá đóng cửa của nến cao hơn giá mở cửa. Trực giác dự đoán phần ở phía sau sự hình thành chiếc búa rất đơn giản, giá của thị trường đang có xu hướng giảm nhiều nhưng số người thực hiện lệnh MUA khi tham gia thị trường đẩy giá lên. Đó là một dấu hiệu tăng giá để vào lệnh tham gia thị trường, siết chặt điểm cắt lỗ khi thực lệnh SELL hoặc đóng lệnh khi ở vị thế bán.
Các traders có thể tận dụng sự hình thành của nến búa bằng cách thực hiện một giao dịch dài hạn khi nến búa kết thúc phiên và đóng cửa. Nến búa mang lại một lợi thế cho các nhà giao dịch khi trade đó là có thể thực hiện lệnh cắt lỗ một cách “chặt chẽ” – có nghĩa là cắt lỗ có rủi ro với một lượng pips bị lỗ nhỏ. Thực hiện lệnh chốt lời (take profit) nên đặt lệnh theo cách mà đảm bảo tỷ lệ rủi ro (chốt lời non) và thưởng dương (chốt lời cao). Vì thế, khi trade mức chốt lời thường lớn hơn mức cắt lộ là hướng trade an toàn cho các newbie. Và theo ví dụ như hình bên dưới, khu vực trong vùng màu đỏ là khu vực cần chốt các điểm cắt lỗ tối đa để hạn chế rủi ro, khu vực trong vùng màu xanh lá là khu vực có thể chốt lời tuỳ vào mức mong muốn lợi nhuận của các traders.

Cách nhận biết mô hình giá trong nhiều nến khác nhau
Biểu đồ nến giúp các traders nhận ra các mô hình giá đã xuất hiện trên biểu đồ giao dịch. Để có cách nhận dạng cho việc này, bạn có thể tận dụng về mô hình nhấn chìm tăng giá (bullish engulfing) hoặc mô hình tam giác (triangle patterns) để làm dấu hiệu thực hiện lệnh vào hoặc cắt lệnh ra khỏi thị trường.

Chúng ta cùng xem về mô hình giá nhấn chìm tăng ở ví dụ hình bên dưới. Sự nhấn chìm trong xu hướng tăng là sự kết hợp của một nến đỏ (nến giảm) và một cây nến xanh (nến tăng) thì nến xanh đã “nhấn chìm” toàn bộ nến đỏ. Đó là một dấu hiệu dự báo rằng có thể là đặt dấu chấm hết cho sự suy yếu của một cặp tiền tệ. Một trader sành sõi sẽ tận dụng lợi thế này bằng cách vào một lệnh entry ở vị thế MUA sau khi nến xanh đóng cửa. Và các nhà trader newbie lưu ý rằng, mô hình giá chỉ hình thành khi cây nến thứ hai đóng cửa. Đối với sự hình thành của nến búa, nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh cắt lỗ bên dưới mô hình nến nhấn chìm tăng giá, đảm bảo được mức dừng lỗ không quá lớn và sau đó mới thực hiện lệnh chốt lời.
Tóm lại, trong một biểu đồ, khi nhiều mô hình cây nến đơn kết hợp lại với nhau thì chúng sẽ tạo ra những mô hình nến và từ đó sẽ hình thành nên mô hình giá theo xu hướng. Các mô hình đó về mặt cơ bản có thể giúp các traders dự đoán được các dấu hiệu tiếp theo của thị trường như là: xu hướng tăng, xu hướng giảm, xu hướng trung lập hoặc đảo chiều xu hướng,…Có nhiều mô hình nếu khác nhau nhưng không phải mô hình nào cũng kiểm định thực tế và cho tin cậy cao. Tuỳ theo từng traders mà họ kết hợp mô hình nến với phân tích kỹ thuật để có chiến thuật giao dịch phù hợp mang lại lợi nhuận cho riêng mình.
Carthy Đào